Hiện nay, có 2 phương pháp lắp dây điện đó là: đi dây nổi và đi dây chìm, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy vào mục đích sử dụng mà chọn lắp đặt theo phương pháp nào cho phù hợp.
1. Phương pháp lắp dây điện nổi
Đi dây diện nổi bạn có thể hiểu đơn giản là dây điện này phía bên ngoài của bức tường nhà, đây là phương pháp khá thông dụng được người dân chúng ta áp dụng từ xưa đến nay. Tuy nhiên, khi đi dây điện nổi thì những dây điện loằng ngoằng, chằng chịt khá nguy hiểm cho người sử dụng. Chúng tôi khuyên bạn nếu đi dây điện kiểu này thì nên sử dụng các loại ống nhựa tròn hoặc dẹt để ốp dây điện vào tường hoặc trần nhà để giữ gìn mạng điện và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Ưu điểm của đi dây diện nổi là: chi phí lắp đặt thấp phù hợp với nhiều người; Dễ dàng cho việc sửa chữa điện khi có nhu cầu; Dễ thay mới dây đường dây diện; Bạn có thể thoải mái thay đổi sơ đồ thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng theo ý thích ngay khi xây nhà xong.
Nhưng nhược điểm của kiểu đi dây điện nổi là: Thiếu an toàn cho người sử dụng điện; Thiếu tính thẫm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà, cũng như chiếm nhiều diện tích nếu bạn bố trí lắp đặt không hợp lý.
Vì vậy, khi lắp hệ thống mạng điện nổi bạn cần lưu ý: phải tính toán vị trí lắp đặt sao cho hợp lý để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Nên lắp đặt dây điện có độ cao tối thiểu là 2,5m so với mặt sàn, tuyệt đối không lắp dây diện ở nơi ẩm thấp vì rất dễ xảy ra rò rỉ điện sẽ rất nguy hiểm. Phải có vỏ bọc bằng vật liệu chống cháy để đảm bảo an toàn sử đụng diện.
2. Phương pháp đi dây điện chìm
Là hình thức dây điện được chôn xuống đất hoặc âm vào tường, trần nhà để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng điện hàng ngày.
Ưu điểm của phương pháp lắp đặt này là: tăng tính thẫm mỹ, tiết kiệm được không gian đáng kể; tính an toàn cao hơn đi dây điện nổi.
Nhưng nhược điểm là: Chi phí khá cao, phải thiết kế sơ đồ, bảng vẽ ngay từ đầu thật cẩn thật để tránh xảy ra sai sót sau khi hoàn thành; Khó khăn khi muốn sửa điện trong trường hợp xảy ra sự cố.
Khi đi dây điện chìm thì bạn cần lưu ý: Phải có thiết kế bản vẻ kỹ càng, không được tùy ý lắp đặt; Khi lắp dây điện chìm cũng cần phải có ống nhựa bảo vệ dây điện chuyên dụng, và nên sử dụng loại tốt nhất để tránh xảy ra hư hỏng sẽ rất phiền phức.
Như chúng tôi đã nối cả 2 phương pháp đi dây điện chìm và nổi đều có những ưu và nhược điểm riêng của chúng, tùy vào từng trường hợp, kiến trúc ngôi nhà mà bạn đi dây điện theo kiểu nào. Ngày nay, với kiến trúc nhà đang ngày càng hiện đại, đòi hỏi tính thẫm mỹ ngày càng cao thì phương pháp đi dây điện chìm đang dần được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn.