Nhưng thao tác an toàn khi thực hành điện

Sau đây là những quy tắc quan trong mà các SV cần nắm khi thực hành điện tại phòng thí nghiệm điện nói chung và thao tác với các thiết bị điện nói riêng

  1. Tuyệt đối không được chủ quan khi thao tác với các thiết bị điện, trong bất kì tình huống nào. Không đùa giỡn, nghịch ngợm các thiết bị điện trong lúc thao tác.
  2. Hạn chế làm việc trong điều kiện ẩm ướt (tay chân ướt, đổ mồ hồi, dính nước) vì nước bình thường dẫn điện tốt (trong khi nước cất lại cách điện). Không uống nước ở khu vực làm việc.
  3. Trong quá trình thao tác, luôn phải có sơ đồ mạch điện, có đặt công tắc ở chế độ TẮT. Chỉ bật công tắc khi đảm bảo mạch điện đã được lắp đặt đúng sơ đồ. Nên có người lớn kế bên trong lần đóng công tắc đầu tiên. Khi sửa chữa các thiết bị điện, phải ngắt điện trước và đặt biển báo “Sửa điện” rồi mới tiến hành sữa chữa.
  4. Các mối nối phải được bọc kín bằng băng keo cách điện. Kiểm tra kĩ dây nối, không sử dụng dây quá cũ, bung tróc vỏ hoặc bị hở. Không đặt dây lên các cạnh sắc nhọn, dễ gây đứt dây.
  5. Sử dụng nguồn điện ổn định, tốt nhất là nên có ổn áp. Nếu làm việc với điện nhà (220 V), phải cẩn thận tối đa. Cần sử dụng cầu chì để đảm bảo an toàn. Trang bị các thiết bị an toàn điện như dây chống tĩnh điện, ủng cách điện, găng tay…
  6. Tìm hiểu kỹ về các thiết bị trước khi sử dụng để có sự lựa chọn hợp lý, tránh quá tải.
  7. Khi kết thúc buổi làm việc, nếu chưa xong, phải che phủ đồ dùng cẩn thận. Có biển cảnh báo an toàn điện.
  8. Nếu gặp sự cố, cần bình tĩnh xử lý: gọi người lớn, sử dụng các vật dụng cách điện (găng tay cao su, cây gỗ) để tách dây điện ra,  tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người bị giật điện, nếu có cháy nổ thì không dùng nước để dập.
  9. Chú ý nối đất cẩn thận trước khi bắt đầu.