Những mẹo hay giúp đọc tiếng Anh hiệu quả

Có khi nào bạn toát mồ hôi hột khi học tiếng Anh giao tiếp chưa? Có khi nào bạn nhìn chằm chằm vào một trang giấy đầy rẫy những từ mới mà bạn không hề biết nghĩa? Với 5 lời khuyên hữu ích dưới đây sẽ giúp khả năng đọc tiếng Anh của bạn trở nên dễ dàng hơn. Nâng cao kỹ năng đọc tiếng Anh là một trong những cách học tiếng Anh hiệu quả hơn đấy.

Học tiếng Anh giao tiếp - Mẹo hay cải thiện kỹ năng đọc tiếng Anh

Mẹo hay cải thiện kỹ năng đọc tiếng Anh hiệu quả

Có khi nào bạn toát mồ hôi hột khi học tiếng Anh giao tiếp chưa? Có khi nào bạn nhìn chằm chằm vào một trang giấy đầy rẫy những từ mới mà bạn không hề biết nghĩa? Với 5 lời khuyên hữu ích dưới đây sẽ giúp khả năng đọc tiếng Anh của bạn trở nên dễ dàng hơn. Nâng cao kỹ năng đọc tiếng Anh là một trong những cách học tiếng Anh hiệu quả hơn đấy.

1. Chuẩn bị

Đừng bao giờ vội vàng lao vào việc đọc ngay khi bạn cầm trên tay một tài liệu, một văn bản nào đó. Trước khi đọc, bạn nên để mắt đến tiêu đề và hình ảnh của bài viết. Điều này sẽ cho bạn một ý tưởng tốt về chủ đề của bài viết. Nghĩ về điều mà bạn biết. Sau đó, hãy đoán chủ đề mà bạn chuẩn bị đọc, nghĩ về những vấn đề bạn muốn đọc và viết chúng ra giấy với một vài câu hỏi có thể nảy sinh trong bộ não của bạn. Sự chuẩn bị trước khi đọc theo cách này là cách tốt nhất để bạn bắt đầu trước khi trang đầu tiên bị lật lại.

2. Đọc lướt: Khi bạn đã có cái nhìn tổng quát về chủ đề bài đọc, bạn có thể bắt đầu đọc. Đọc toàn bộ bài viết một lần để nắm được ý chính mà tác giả muốn đề cập đến, đọc mà không dừng lại. Đừng lo lắng về nội dung chi tiết được nhắc đến. Khi hoàn thành việc đọc, hãy nghĩ xem bạn hiểu và nhớ được bao nhiêu ý nhé.

3. Đọc chi tiết: Hãy nhớ viết những câu hỏi bạn quan tâm trước khi đọc chi tiết nhé. Đây sẽ là khoảng thời gian để bạn trả lời những câu hỏi đó. Đọc lại đoạn văn một lần nữa, nhưng lần này hãy đọc chậm và cẩn thận từng chi tiết. Tìm những từ và cụm động từ có liên quan đến câu trả lời của bạn. Đây được gọi là cách đọc lấy dữ liệu chi tiết. Nếu bạn gặp những từ điều thú vị hay quan trọng thì hãy gạch chân những từ đó ngay nhé. Một khi bạn kết thúc, bạn cần phải hiểu được nội dung của bài.

4. Đoán từ: Bạn không cần phải hiểu tất cả mọi từ ngữ trong đoạn văn. Hãy nhặt những từ khóa và cụm từ mà bạn không biết và viết chúng ra nhưng đừng tra từ điển vội nhé. Hãy thử đoán nghĩa của chúng trong văn cảnh chứa từ, cụm từ đó. Sau khi đoán nghĩa xong, hãy sử dụng từ điển, bạn sẽ ngạc nhiên lắm đấy.

5. Đọc lại lần cuối: Lúc này, bạn nên làm quen với một vài đoạn văn. Đọc nó vài lần, bạn có thể tập trung vào mọi cấu trúc ngữ pháp bạn không quen. Khi bạn hoàn tất, hãy ngồi lại và suy nghĩ về tất cả mọi thứ bạn vừa học được. Điều đó không hề khó phải không nào!