Đã qua rồi cái thời xe ôtô chỉ là một cỗ máy có gắn 4 bánh. Ngày nay, ôtô cũng là một siêu máy tính, với hơn 100 hệ thống máy tính kèm theo nhằm kiểm soát từ khóa cửa, hệ thống phanh cho tới quá trình đốt nhiên liệu…
Ô tô cũng là một siêu máy tính
Xe ôtô ngày càng hiện đại về công nghệ với các nghiên cứu tạo ra những chiếc xe an toàn hơn nhưng vẫn dễ dàng điều khiển và tạo hứng thú cho người lái.
Xe hơi ngày nay có độ an toàn rất cao nhờ vào các thiết bị điện tử
Nhưng cũng vì đó mà việc sửa chữa điện cho xe hơi không hề đơn giản.Không những cần đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao mà phải có thêm những trang thiết bị hiện đại.Bosch Car Service Bình An chúng tôi đáp ứng đầy đủ những tiêu chí đó.
Phần mềm xóa lỗi KTS 540-FSA 450
Các nhà sản xuất đã thiết kế có chủ ý để người lái xe biết được mức độ nguy hiểm khi một chiếc đèn cảnh báo sáng lên trên bảng đồng hồ trong lúc xe đang hoạt động. Nếu đó là đèn màu đỏ thì có nghĩa là rất nguy hiểm, còn nếu là đèn vàng thì mức độ nguy hiểm thấp hơn, lái xe có thể tiếp tục di chuyển nhưng cần nhanh chóng đến trung tâm dịch vụ uy tín để kiểm tra và xử lý. Một điều quan trọng mà các bác tài cần lưu ý, các đèn cảnh báo sáng chỉ thông tin cho chủ xe về một trục trặc hệ thống chung chung. Hư hỏng chính xác chỉ được xác định với những thiết bị chuẩn đoán chuyên dụng. Dưới đây là một số đèn cảnh báo mà các bác tài cần lưu ý:
1. Cảnh báo áp suất dầu bôi trơn động cơ: Khi chiếc đèn này bật sáng, động cơ của bạn đang hoạt động trong tình trạng thiếu dầu bôi trơn, thậm chí là không có dầu bôi trơn. Cần cho xe vào chỗ an toàn và tắt máy ngay lập tức. Nếu tiếp tục cho xe chạy, các chi tiết bên trong động cơ sẽ bị khô, lại cọ sát vào nhau ở tốc độ cao có thể gây hỏng toàn bộ bạc, trục cơ và xy-lanh. Chi phí sửa chữa có thể sẽ rất tốn kém.
Cảnh báo áp suất dầu bôi trơn động cơ
2. Cảnh báo nhiệt độ nước làm mát động cơ: Chiếc đèn này báo cho bạn biết rằng động cơ đang nóng lên quá mức mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nước làm mát. Cho xe vào chỗ an toàn và để máy chạy ở chế độ không tải đến khi nhiệt độ giảm xuống dưới vạch đỏ mới tắt máy, rồi chờ khoảng 15 phút cho máy nguội và kiểm tra mực nước làm mát.
Nếu thiếu thì bổ sung thêm bằng nước tinh khiết (nước mềm), rồi kiểm tra xem có rò rỉ ở hệ thống đường ống dẫn nước làm mát hay không. Nếu không được xử lý kịp thời, máy nóng quá có thể sẽ bị bó, vênh mặt máy, thổi zoăng quy lát. Chi phí sửa chữa sẽ rất lớn.
Cảnh báo nhiệt độ nước làm mát động cơ
3. Cảnh báo hệ thống nạp điện cho bình ắc-quy: Đây là dấu hiệu cho thấy máy phát trên xe đang làm việc không bình thường hoặc không làm việc, có thể do bị hỏng hay đai dẫn động máy phát bị chùng hay đứt. Xe sẽ vẫn chạy bình thường và sử dụng nốt năng lượng điện còn lại trong ắc quy. Khi hết điện, xe sẽ không chạy được nữa. Xe sẽ chạy bình thường khi sự cố máy phát được xử lý.
Cảnh báo hệ thống nạp điện cho bình ắc-quy
4. Cảnh báo áp suất dầu hệ thống phanh: Má phanh mòn quá hoặc do rò rỉ đường dẫn dầu sẽ khiến dầu phanh bị thiếu. Dấu hiệu đi kèm có thể là đạp phanh có cảm giác mềm hơn bình thường và thậm chí là phanh không ăn. Cảm giác chân phanh bị thụt còn có thể do hỏng một trong số các cupen phanh, làm giảm hoặc mất áp suất dầu phanh.
Cảnh báo áp suất dầu hệ thống phanh
5. Cảnh báo áp suất lốp: Khi đèn này sáng, cần nhanh chóng tạt vào lề đường chỗ bằng phẳng và tầm quan sát tốt cho tất cả các phương tiện từ các hướng khác tới và kiểm tra. Việc thiếu áp suất lốp có thể làm cho lốp mòn không đều (cụ thể là hai bên thành lốp sẽ mòn nhiều hơn do phải chống lại sức nặng của xe), tăng tiêu hao nhiên liệu, lốp nhanh bị nóng. Thiếu quá nhiều có thể gây mất lái, mất an toàn đặc biệt khi vào cua.
Cảnh báo áp suất lốp
6. Cảnh báo động cơ: Lỗi gì đó bên trong động cơ, cần đưa xe đến trạm dịch vụ uy tín để kiểm tra và xử lý.
Cảnh báo động cơ
7. Cảnh báo hệ thống túi khí: Hệ thống kiểm soát túi khí ngừng hoạt động, và túi khí có thể không bung khi va chạm.
Cảnh báo hệ thống túi khí
8. Cảnh báo ABS: Hệ thống phanh thông thường vẫn có thể làm việc, nhưng hệ thống kiểm soát chống bó cứng không còn hiệu lực.
Cảnh báo ABS
9. Cảnh báo hộp số: có sự cố trong hộp số: thường tín hiệu này cho biết hộp số tự động hỏng chỗ nào đó. Lời khuyên là không nên vận hành xe nếu đèn này bật sáng.
Cảnh báo hộp số
10. VSC (kiểm soát cân bằng điện tử) hoặc hệ thống kiểm soát độ bám đường bật sáng: có vấn đề với một trong những hệ thống này. Nếu phanh vẫn làm việc thì mọi chuyện đều ổn, nhưng cần để ý rằng hệ thống ổn định không làm việc đúng vai trò vì thế đừng để xe chạy quá nhiều.
VSC (kiểm soát cân bằng điện tử)
11.Cảnh báo nước trong lọc nhiên liệu: nước được phát hiện có trong lọc nhiên liệu. Đừng hoảng sợ nếu đang lái xe, nhưng nên đến trạm bảo dưỡng, sửa chữa gần nhất để thợ bỏ nước hoặc cặn bẩn khỏi lọc.
Cảnh báo nước trong lọc nhiên liệu
12. Cảnh báo bugi sấy trên xe động cơ dầu: đèn sáng khi thời tiết bên ngoài lạnh. Không khởi động động cơ đến khi đèn tắt. Nếu đèn sáng quá lâu có nghĩa bugi sấy có vấn đề, hoặc do trời quá lạnh.
Cảnh báo bugi sấy trên xe động cơ dầu
13. Cảnh báo dừng: sẽ bình thường nếu đèn sáng khi tài xế bắt đầu khởi động xe, nhưng nếu đèn vẫn sáng cùng đèn báo nhiệt độ động cơ thì thực sự nên dừng xe.
Cảnh báo dừng
14. Đèn báo trượt xe: đèn sáng khi lái xe trên đường trơn, bùn và có nghĩa xe đang bị trượt và hệ thống chống trượt đang hoạt động nhằm đảm bảo xe bám đường ở mức tối đa có thể.
Đèn báo trượt xe
15. Cảnh báo nhiệt độ dầu hộp số tự động: dầu hộp số ở nhiệt độ quá cao, nên chạy chậm lại hoặc thậm chí nên dừng xe để làm nguội. Đổ dầu hộp số khác loại cũng có thể khiến nhiệt độ cao quá tiêu chuẩn. Hãy đưa xe tới trung tâm nếu cảnh báo vẫn tiếp tục diễn ra.
Cảnh báo nhiệt độ dầu hộp số tự động
16. Yêu cầu bảo dưỡng: nhắc nhở rằng dầu và các bộ lọc cần được thay theo lịch bảo dưỡng định kỳ.
Yêu cầu bảo dưỡng
17. Hệ thống lái trợ lực điện: có vấn đề gì đó với hệ thống lái trợ lực điện EPS. Không quá nguy hiểm, nhưng hệ thống lái có thể mang lại cảm giác như trên những chiếc xe vào những năm 1950. Hãy đưa xe đến các trạm dịch vụ sửa chữa.
Hệ thống lái trợ lực điện