Những lưu ý khi giao tiếp nơi làm việc

Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng với các đồng nghiệp

Đây chính là nguyên tắc cốt lõi đầu tiên bạn cần nắm khi giao tiếp trong công việc. Khi đó, mọi cuộc trò chuyện, trao đổi đều xoay quanh công việc hay chỉ đơn giản là chia sẻ thêm về quan điểm và lối sống của bản thân mới đem lại sự gắn kết thực sự giữa mọi người với nhau. Ngoài ra, tuân thủ các nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn nơi làm việc của mình:

Luôn lắng nghe đồng nghiệp

lnag nghe Những Việc Bạn Nên Biết Khi Giao Tiếp Trong Công ViệcMôi trường làm việc là môi trường ai cũng muốn thể hiện mình, đặc biệt là những người có tinh thần cầu tiến. Dù sao đi nữa, hãy học cách lắng nghe trước khi học cách thể hiện. Sự lắng nghe và chia sẻ chân thành của bạn sẽ được chào đón hơn là một kẻ suốt ngày chỉ ba hoa về chuyện của anh ta và ngắt lời bất kỳ ai đang nói. Cách ứng xử này cực kỳ không tốt nơi công sở nhưng tiếc thay, có nhiều người lại mắc phải và thậm chí họ không biết là mình đang phạm phải một sai lầm cực kì nghiêm trọng. Hãy lắng nghe nhiều hơn, khi đó những gì bạn nhận được sẽ rất bất ngờ và thú vị đó.

Lễ phép, lịch sự nhưng không xu nịnh

Nhiều người bước vào môi trường làm viết hết sức bỡ ngỡ và không biết phải nói chuyện như thế nào để tạo ấn tượng tốt trong lòng người khác mà không phải nói ra những lời không thật với lòng mình để rồi cảm thấy áy náy và cắn rứt lương tâm. Cách tốt nhất là hãy lịch sự với tất cả mọi người, từ cấp trên đến những người ngang cấp bậc và thậm chí là những người có vị trí thấp hơn bạn. Hạn chế đưa ra lời chê bai, song khen ngợi thái quá cũng không phải là một cách hay ho. Chỉ nên khen ngợi một người đúng lúc, đúng thời điểm, đúng chỗ cần khen. Ở nơi công sở, nên khen về chuyên môn, tính cách, khả năng làm việc hơn là khen về vẻ bề ngoài, cách ăn mặc của một người nào đó. Những lời khen về bề ngoài rất hời hợt và nếu lạm dụng, bạn dễ bị đánh giá là đang xu nịnh họ.

Đặt câu hỏi tại sao cho những nhiệm vụ bất thường của sếp

dat cau hoi Những Việc Bạn Nên Biết Khi Giao Tiếp Trong Công ViệcThỉnh thoảng cấp trên sẽ giao cho bạn những việc nằm ngoài chuyên môn của bạn hoặc không có trong kế hoạch chung của công ty. Thay vì răm rắp làm theo, hãy chủ động nhờ sếp giải thích lý do bạn cần làm việc đó nếu bạn thực sự không biết nguyên nhân. Điều này sẽ khiến cấp trên đánh giá bạn cao hơn vì thấy được sự chủ động trong công việc của bạn và rất hoan nghênh tinh thần độc lập, tự chủ của bạn, chứ không phải là một người chỉ biết nghe theo sự sắp đặt của người khác.

Đừng đem định kiến cá nhân đánh giá lời nói của người khác

Đôi khi, bạn sẽ ghét một đồng nghiệp vì tính xấu nào đó của anh ta. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi lời anh ta nói ra đều đáng bị lên án, bác bỏ. Bạn nên khách quan trong việc đánh giá ý kiến của đồng nghiệp, đừng để cảm xúc cá nhân lấn át. Cũng có người năng lực chỉ tầm trung nhưng đôi khi lại đưa ra những ý kiến đáng giá. Hãy vui vẻ tiếp thu và nhờ họ hướng dẫn thêm về những vấn đề khác trong công việc. Như vậy bạn mới được tôn trọng và tin tưởng trong mắt người khác. Biết đâu, những người bạn ghét hoặc có định kiến đó sau này sẽ trở thành những người anh em tốt, những đối tác tin cậy thì sao. Hãy nhớ luôn đánh giá người khác dựa trên năng lực thực sự của họ, đừng vì một chút định kiến cá nhân mà hạ thấp uy tín, danh dự của người khác. Vì làm như vậy chẳng khác nào bạn đang hạ thấp bản thân mình trong mắt người khác.

Đặt lịch hẹn gặp mặt

Đã là môi trường của công việc, chắc hẳn chẳng có ai rãnh rỗi cả ngày để chờ nói chuyện với bạn. Vì vậy, trước khi muốn trao đổi chuyện gì đó, hãy gửi email hoặc gọi điện hay nhắn tin nói trước với họ. Nếu cuộc trao đổi của bạn sẽ kéo dài thì bạn nên thông báo trước cho họ một khoảng thời gian vừa đủ để họ thu xếp. Dù họ không phải là người quá bận rộn nhưng cách hẹn này sẽ khiến bạn được đánh giá cao hơn và đồng nghiệp cũng cảm thấy thời gian của họ được coi trọng. Đặc biệt nếu bạn là cấp trên, bạn cũng cần tuân theo nguyên tắc này vì nó thể hiện tính dân chủ của người lãnh đạo. Khi đó, bạn sẽ giành được thiện cảm tốt từ những nhân viên cấp dưới của mình.

Không đem muộn phiền ở nhà vào nơi làm việc

Rất nhiều người, đặc biệt là người đã lập gia đình, thường tâm trạng bị ảnh hưởng nhiều từ chuyện gia đình. Dù bạn đang gặp rắc rối gì, muộn phiền như thế nào, đừng đem nỗi bực dọc đến nơi làm việc. Các đồng nghiệp của bạn không có nghĩa vụ phải gánh chịu sự tức tối, phiền muộn đó của bạn. Bạn có thể chia sẻ, kể lể với họ, nhưng tuyệt đối không “giận cá chém thớt” khiến người khác bực mình lây từ bạn. Hơn nữa, khi làm việc mà tâm trạng của bạn cứ vướng bận những chuyện không hay ở nhà thì chắc chắn rằng năng suất làm việc của bạn sẽ không cao và tất nhiên là mọi người sẽ đánh giá thấp năng lực của bạn.

Mềm mỏng trong ứng xử và quyết đoán trong công việc

Khi trò chuyện xã giao bình thường, bạn có thể mềm mỏng và nhường nhịn đồng nghiệp nhưng trong công việc, hãy thể hiện năng lực của bạn bằng các nhận định rõ ràng, đúng đắn. Không nhất thiết bạn phải ăn thua với đồng nghiệp khi thảo luận về công việc, chỉ cần bạn tỏ rõ lập trường, quan điểm đúng đắn của mình – đó mới là biểu hiện của người có năng lực. Dĩ nhiên, nếu bạn sai thì cũng đừng ngại tiếp thu ý kiến của người khác nhé.