Kỹ thuật điện và kỹ thuật điện tử có mặt trong hầu khắp các lĩnh vực khoa học, sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lao động về hai ngành này ngày càng cao, không chỉ cho các cơ sở sản xuất trong nước mà còn cho công tác xuất khẩu lao động
Kỹ thuật điện và kỹ thuật điện tử có mặt trong hầu khắp các lĩnh vực khoa học, sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lao động về hai ngành này ngày càng cao, không chỉ cho các cơ sở sản xuất trong nước mà còn cho công tác xuất khẩu lao động
Cơ điện tử đang ngày càng mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng, được xác định là một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển khoa học – công nghệ của Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. Chính vì vậy, ngành Kỹ thuật điện, điện tử là ngành không bao giờ cũ, nơi nào có sử dụng điện năng thì nơi ấy cần cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn và tay nghề về lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhiệm các vị trí như: Kỹ sư Điện dân dụng, Điện công trình; Kỹ sư vận hành các dây chuyền công nghệ sản xuất trong lĩnh vực Điện - Điện tử; Tiếp cận công nghệ và kỹ năng sử dụng hiệu quả các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp; Giải quyết các vấn đề chuyên môn điện - điện tử ở những vị trí công tác trong tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dân dụng, vận hành, sử dụng năng lượng điện hiệu quả.
Ngoài công việc chuyên môn, người kỹ sư cơ điện tử còn có thể thích ứng vào công việc của các lĩnh vực cơ khí, công nghệ thông tin, công nghệ cao như: điều hành và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm, vận hành và điều hành hoạt động của các thiết bị công nghệ tự động…
Đội thi Robocon Đại học Đông Á
Trong bài viết đăng trên tạp chí hoạt động KHCN, TS. Đỗ Văn Vũ đã đưa ra nhận định: Cơ điện tử là hướng phát triển tất yếu ở Việt Nam. Cơ điện tử là xu thế phát triển tất yếu của các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ thế kỷ XXI. Nó cho phép tạo giá trị gia tăng cao, đồng thời bảo vệ được và thúc đẩy sự phát triển của các ngành truyền thống như cơ khí, tự động hoá, CNTT, y học, sinh học, hàng không - vũ trụ, kỹ thuật quân sự,... là một bước đi rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có thể nói, Kỹ thuật điện và kỹ thuật điện tử thực sự là một cuộc cách mạng trong thời đại công nghiệp hóa như hiện nay. Nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực cho ngành học này chưa bao giờ là đủ. Với những kỹ sư có trình độ chuyên môn cộng thêm các kỹ năng mềm tốt thì cơ hội việc làm luôn rộng mở.
Nguồn: Internet