Lao động ngành Điện tử và Cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc CMKH 4.0 dựa trên nền tảng kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, phương tiện tự hành và máy tính lượng tử...

p/Sự thay đổi trong sản xuất do tác động của CMKH 4.0 đã dẫn tới những thay đổi trong thị trường lao động toàn cầu hiện nay.

Sự thay đổi trong sản xuất do tác động của CMKH 4.0 đã dẫn tới những thay đổi trong thị trường lao động toàn cầu hiện nay.

Điện tử thành mũi nhọn

Sự thay đổi trong sản xuất do tác động của CMKH 4.0 đã dẫn tới những thay đổi trong thị trường lao động toàn cầu hiện nay. Các phương thức sản xuất mới ra đời khai thác triệt để các tiến bộ của khoa học, công nghệ nhằm tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, vai trò của ngành Điện tử trở nên hết sức quan trọng do các yếu tố của thế giới số trong CMKH 4.0 chính là trí tuệ nhân tạo. Điện tử sẽ đóng vai trò là ngành công nghiệp mũi nhọn tạo ra các giá trị mới trong chuỗi sản xuất, phân phối sản phẩm.

Theo báo cáo mới đây của ILO về Tác động của công nghệ làm thay đổi việc làm và các doanh nghiệp, trong hai thập niên tới 2020 – 2030, khoảng 56% số người lao động tại 5 quốc gia Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), có nguy cơ mất việc do bị thay thế bởi công nghệ, đặc biệt các ngành dệt may, da giầy, lắp ráp điện tử, chế biến thủy sản...

Tuy nhiên theo đánh giá của một số doanh nghiệp điện tử lớn sử dụng nhiều lao động ở Việt Nam thì hiện tại, các doanh nghiệp điện tử đều đang tiến hành tự động hóa máy móc thiết bị nhưng vẫn rất thiếu lao động, kể cả lao động có tay nghề và lao động phổ thông. Bên cạnh đó, lao động của Việt Nam đa phần không được đào tạo bài bản, nên không đáp ứng được yêu cầu khi doanh nghiệp sử dụng các thiết bị công nghệ mới.

ngành Điện tử công nghiệp

Phân hóa lao động

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo cơ sở đưa đến một loại hình phân chia cơ cấu nhân lực mới với hai thành phần cơ bản: nhân lực thừa hành và nhân lực sáng tạo. Thị trường lao động trong tương lai sẽ ngày càng hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao, bên cạnh kiến thức chuyên môn thì các kỹ năng mềm và năng lực sáng tạo rất cần thiết để có thể làm việc trong các doanh nghiệp lớn, liên tục đổi mới để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao với hàm lượng tri thức lớn.

Hiện nay, ngành điện tử Việt nam đang thu hút gần 500.000 lao động, trong đó khoảng 70% là lao động nữ và trên 85% lao động có độ tuổi dưới 35. Sự phát triển của ngành điện tử Việt Nam chủ yếu do thu hút được sự đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là các tập đoàn từ Hàn Quốc, Nhật Bản ở lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử.

Theo nghiên cứu mới đây về việc làm trong ngành điện tử của Bộ LĐ-TB&XH, lao động trong ngành điện tử chủ yếu là lao động có kỹ thuật lắp ráp, vận hành máy móc thiết bị, lao động thủ công. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động đang làm việc trong ngành điện tử không cao, có đến 68,75% chưa có bằng cấp, chứng chỉ.

Các chuyên gia khuyến cáo, sự phát triển của ngành điện tử ở Việt Nam đang diễn ra khá nhanh, đồng thời với sự gia tăng cạnh tranh của các doanh nghiệp để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, Việt Nam cần đưa ra các chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát huy hết năng lực phát triển và từng bước hoàn thiện thể chế nhằm hỗ trợ chiến lược phát triển sản xuất ở tầm quốc gia. Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc làm, hỗ trợ đào tạo lại cho người lao động, cung cấp các thông tin việc làm khi người lao động phải chuyên đổi công việc hoặc bị mất việc do đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần áp dụng các giải pháp công nghệ vào quản lý, điều hành sản xuất, thúc đẩy sáng kiến, đổi mới mô hình kinh doanh để nâng cao năng suất lao động, thu hút nhân tài và tạo điều kiện cho họ phát huy năng lực sáng tạo.

Nguồn: vnexpress.com