Kinh nghiệm tổ chức CLB Tiếng Anh hiệu quả
I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ
1. Công tác tổ chức
- Để hình thành câu lạc bộ Tiếng Anh trong nhà trường, điều cơ bản đầu tiên là phải có sự chỉ đạo, sự đồng tình ủng hộ của Lãnh đạo và Ban Giám Hiệu nhà trường kết hợp với sự quyết tâm của giáo viên trong tổ bộ môn.
- Tổ trưởng phải xây dựng cơ cấu tổ chức và chương trình hoạt động, trình Lãnh đạo nhà trường để xem xét, bổ sung và ký duyệt.
- Trong tổ bộ môn phải có sự thống nhất, đồng tình về sự phân công và chương trình hành động.
a) Cơ cấu tổ chức bao gồm
- Chủ nhiệm câu lạc bộ: Tổ phĩ tổ chuyên môn. (Cĩ sự theo di của Tổ trưởng)
- Cc thnh vin phụ trách cc mảng chuyên môn, văn nghệ…
b) Nhiệm vụ
- Chủ nhiệm câu lạc bộ: Chỉ đạo và quản lý chung, cộng tác với Cc thnh vin xây dựng chương trình hoạt động, đề xuất ý kiến, xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên.
- Thành viên: Các thành viên trong câu lạc bộ phải chấp hành sự phân công, chỉ đạo của các nhóm trưởng và thầy cô có trách nhiệm trong câu lạc bộ. Đảm bảo thực hiện đúng lịch sinh hoạt của câu lạc bộ và sinh hoạt có hiệu quả.
2. Chương trình hoạt động
- Chương trình hoạt động của câu lạc bộ phải vừa sức với khả năng của học sinh theo từng khối lớp, chủ điểm của các hoạt động lời nói phải gần gũi với đời sống xung quanh, phải thực tế và bám sát chương trình học chính khóa.
- Chương trình hoạt động cho cả năm ban tổ chức phải xây dựng và trình xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo và Ban giám hiệu ngay từ đầu năm.
- Chương trình sinh hoạt định kỳ chia theo học kỳ, mỗi học kỳ tổ chức hai đợt ( Học ky I: thng 10 v thng 11 Học kỳ II: thng 3 v thng 4). Chương trình sinh hoạt định kỳ ban tổ chức phải xây dựng trước 2 tuần để có sự chuẩn bị chu đáo.
- Chương trình hoạt động của câu lạc bộ phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa việc rèn luyện chuyên môn và các hoạt động văn nghệ, trò chơi bổ trợ khác. Chương trình phải thật sự lôi cuốn học sinh.
- Chương trình hoạt động phải thường xuyên có sự thay đổi, cải tiến hoặc làm mới các hoạt động để không ngừng nâng cao hiệu quả của câu lạc bộ.
- Trong sinh hoạt câu lạc bộ, ban tổ chức phải chú trọng đến mảng hình thức trang trí và phần âm nhạc, cho từng chương trình.
3. Các điều kiện khác
- Phải theo dõi cho việc tham gia cu lạc bộ của từng lớp. Ban chủ nhiệm và các thnh vin phải quản lý chặt chẽ sĩ số, kịp thời nhắc nhỡ cc lớp khơng tham gia v cĩ biện pháp để kích thích tinh thần tham gia của học sinh.
- Chương trình hoạt động cho từng đợt sinh hoạt phải được thông báo trước cho Ban Giám Hiệu v cho mọi thành viên trong câu lạc bộ v cho học sinh để có sự chuẩn bị .
- Để duy trì hoạt động của câu lạc bộ có hiệu quả cần phải có hội phí, hội phí xây dựng trên cơ sở tiền quỹ của tổ chuyn mơn và sự ủng hộ của Ban Giám Hiệu. Việc thu, chi nguồn hội phí phải được công khai dân chủ.
- Toàn bộ các chương trình hoạt động và hình ảnh phải lưu giữ lại để làm tư liệu sau ny.
II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ
Để tạo thêm nhiều hứng thú cho học sinh tham gia vào câu lạc bộ, để giúp học sinh nhận thức rằng câu lạc bộ Tiếng Anh thực sự là nơi lý tưởng nhất cho việc trau dồi kiến thức bộ môn, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc học tiếng nước ngoài, rèn luyện kỷ năng nghe nói, và tham gia các hoạt văn thể bổ ích khác, người làm công tác tổ chức câu lạc bộ ngoài việc củng cố và duy trì cơ cấu tổ chức ( như đã trình bày ở phần trên ) nhất thiết phải có những cải tiến về nội dung và hình thức hoạt động của câu lạc bộ. Bản thân đã có nhiều trăn trở, suy nghĩ va đã hình thành các ý tưởng dưới đây.
- Phải biết kết hợp 3 phân môn (Tiếng Anh, Nhạc, Họa) trong tổ chuyên môn, cụ thể hóa thành các hoạt động, lồng ghép vào các chương trình sinh hoạt của câu lạc bộ. Giáo viên kết hợp với Âm nhạc tập các bài hát tiếng Anh hoặc các tiết mục văn nghệ khác cho học sinh. Kết hợp với Mỹ thuật cho phần trang trí, tìm kiếm cc tranh ảnh theo chủ đề yêu cầu của đợt sinh hoạt...vv. Nói chung phần phải được phn cơng thnh vin cụ thể phụ trách, từ đó sẽ có sự gắn bó trách nhiệm và hoạt động nhịp nhàng trong tổ.
- Nội dung và hình thức các hoạt động phải có sự thay đổi hoặc làm mới liên tục. Dưới đây là một số gợi ý:
- Trình bày quan điểm theo các chủ đề, trả lời các câu hỏi.
- Trình bày các kinh nghiệm học tập, trả lời các câu hỏi để chia sẻ kinh nghiệm với các học sinh khác.
- Đưa ra tình huống, tổ chức thi nĩi giữa các nhóm trong cùng một khối. Hoạt động này hết sức phong phú, gần gũi với các chủ đề trong chương trình chính khóa, và rất thực dụng với các em học sinh, tuy nhiên yêu cầu thực hiện các đơn vị lời nói phải phù hợp với đối tượng học sinh trong từng khối học. Ban tổ chức không nên đặt nặng về kỷ năng ngôn ngữ mà nên chú trọng và phát huy về sự dạn dĩ, sử dụng được đơn vị lời nói có tính thông báo và sự linh hoạt sáng tạo của các em.
- Thi phát hiện từ, cụm từ có trong bài khóa nào.( dưới hình thức như Trò chơi âm nhạc)
- Thi tìm từ có số lượng chữ cái và nội dung gợi ý ( dưới hình thức như trò chơi Chiếc nón kỳ diệu)
- Thi đặt câu nhanh theo nhóm mỗi thành viên đưa ra một từ.
- Thi giải thích thành ngữ, địa danh trong tranh.(các địa danh có tranh trong sách giáo khoa)
- Thi tập bài hát nhanh theo băng.
- Thi miêu tả, đoán bạn là ai, làm gì .( hình thức như trò chơi Ai là ai)
- Thi tranh luận, hùng biện về các chủ đề gợi ý trước.
- Thi giải ô chữ.
- Thi xếp hình.
- Ngoài hình thức tổ chức các cuộc thi ban tổ chức cần xây dựng các trò chơi mang tính tập thể như bingo, lucky number…vv
- Ban tổ chức khi xây dựng chương trình cần có sự lồng ghép hợp lý giữa thuyết trình, tranh luận, các cuộc thi, trò chơi, tiết mục văn nghệ để buổi sinh hoạt CLB khỏi bị nhàm chán, tăng thêm phần sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn mọi người.
- Việc khen thưởng, tặng quà lưu niệm trong các buổi sinh hoạt là việc làm hết sức cần thiết.
- Ban tổ chức cũng cần có sự thay đổi về thiết kế sân khấu, cách xếp đặt, trang trí hội trường…
- Việc cuối cùng là sau mỗi đợt sinh hoạt ban tổ chức nên họp để kiểm điểm trách nhiệm, công việc và rút ra các bài học kinh nghiệm.