Internet cáp quang: Công nghệ quyết định tốc độ

Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập thế giới về mọi mặt mà Internet đóng vai trò số 1 trong việc kết nối....

Dịch vụ, hạ tầng cũ

Việt Nam thời điểm năm 2003 đến 2010 được coi là kỷ nguyên của mạng tốc độ cao ADSL. Với sự phát triển ồ ạt và tăng tiến, từ một quốc gia non trẻ trong lĩnh vực kết nối Internet, cái tên Việt Nam dần có mặt trong các bảng xếp hạng của các hãng nghiên cứu hàng đầu khu vực như Google, Yahoo.

Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ cũng như tăng tiến của nhu cầu sử dụng nội dung số trên Internet, tốc độ mạng ADSL ngày càng bộc lộ rõ yếu điểm và chẳng mấy chốc lạc lõng giữa kỷ nguyên số.

Với những rào cản về nền tảng công nghệ, ADSL tại Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập do chính cách làm ăn "chụp giật" của một số ISP. Cụ thể, tốc độ không như cam kết, càng dùng càng chậm và khi xảy ra sự cố, báo lỗi, báo hỏng thường nhận được sự hỗ trợ rất thờ ơ.

Bản thân một cựu lãnh đạo nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng thừa nhận: "Băng thông ADSL không thể cam kết cụ thể cho khách hàng bởi còn tuỳ thuộc độ phân tải luồng. Thêm vào đó, nhiều nơi còn khấu hao chưa hết lắp đặt trạm nên việc nâng cấp lên một chuẩn mới sẽ phát sinh chi phí lớn mà không phải ISP nào cũng đáp ứng được".

Theo nhiều phản hồi từ người tiêu dùng, chất lượng đường truyền là yếu tố tiên quyết quyết định độ trung thành khi sử dụng dịch vụ, tiếp đó là độ ổn định và cung cách chăm sóc khách hàng. Tiếc thay, với một vài ISP, khi đã thu lãi đủ thì việc tái đầu tư nâng cấp hạ tầng, hệ thống và nâng cao nghiệp vụ chăm sóc khách hàng dường như có dấu hiệu thụt lùi.

Chính việc dịch vụ ngày một xuống cấp, thiếu sự chăm sóc khách hàng mau lẹ và đường truyền "càng dùng càng chậm", nhiều ISP đã mất điểm và dẫn tới hệ quả tất yếu là khách hàng bỏ mạng sau bao năm gắn bó.

Mới đây, theo công bố số liệu từ Cục quản lý chất lượng CNTT và Truyền thông - Bộ TT&TT thì trong năm 2011 đã có một vài ISP lớn cung cấp dịch vụ kết nối Internet tốc độ cao không đạt chuẩn và điều này thực sự dấy lên quan ngại từ phía người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ.

Cáp quang công nghệ mới - giá trị sử dụng tối đa

Khoảng 2 năm trở lại đây, các dịch vụ Internet cáp quang FTTH dần trở nên phổ biến ở tốc độ cũng như các gói cước ngày càng linh hoạt hơn, tiệm cận với mức chi tiêu trung bình của người dùng và vì thế dịch vụ này chắc chắn sẽ lấn át thị phần ADSL trong nay mai.

Theo ông Nguyễn Đức Thành, Tổng giám đốc CMC TI nhận xét: "Người dùng Việt Nam đang có những sự chuyển mình ở định hướng sử dụng dịch vụ Internet, ngang tầm, thậm chí vượt nhiều nước trong khu vực. Vì vậy, việc CMC TI đưa vào khai thác dịch vụ cáp quang trên nền công nghệ Gigabits Passive Optical Network (GPON) sẽ đem lại những giá trị sử dụng tối đa cho khách hàng".

Được chuẩn hóa bởi ITU năm 2005, mạng cáp quang thụ động GPON là hướng công nghệ băng rộng mới nhất mà các nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu đều hướng đến.

Cũng theo đó, GPON là giao thức kết nối mới hỗ trợ tốc độ cao tới 2,5Gbps với chất lượng ổn định hơn nhiều lần so với chuẩn ADSL trên nền công nghệ ISDN cũ. Ngoài ra, cũng trên hạ tầng này, các công nghệ sẽ được triển khai GPON hỗ trợ đa dịch vụ trên một đường dây duy nhất với băng thông đến mỗi thuê bao có thể lên đến 2,5Gbps, đáp ứng hoàn tòan các nhu cầu khách hàng trong hiện tại và tương lai .

Điểm đặc biệt là GPON không bị suy giảm chất lượng tín hiệu theo khoảng cách, có thể lên tới 20km, đáp ứng với các đô thị lớn tại Việt Nam với lượng người dùng thường cách xa các điểm trạm của ISP.

Một điều đáng nói là công nghệ GPON đặc biệt phù hợp với các khu tập trung thuê bao (các Office Buildings, Apartments, Khu công nghiệp/Khu chế xuất, khu dân cư tập trung... ) với đặc tính là số lượng cáp triển khai ít, không cần nguồn điện và đảm bảo mỹ quan.

Anh Lê Đình Dũng, Giám đốc công ty xây dựng hạ tầng cho các chung cư cao cấp cho biết: "Chúng tôi rất phân vân trước các đơn chào của các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong mỗi buổi mời thầu bởi ai cũng nhận mình là số 1, đứng đầu nhưng thực chất qua kinh nghiệm nhiều năm cũng như qua các đánh giá của Bộ TT&TT thì ISP 'đại gia' chưa phải là tốt nhất. Vì thế, trong các kế hoạch triển khai gần đây tại các khu trung cư cao cấp, đô thị mới, chúng tôi đặc biệt đánh giá cao mạng lưới của CMCTI với dịch vụ cáp quang. Vừa thi công lắp đặt nhanh chóng, mỹ quan, chất lượng sử dụng khách hàng phản hồi tốt và còn đi kèm với mức giá hợp lý".

Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập thế giới về mọi mặt mà Internet đóng vai trò số 1 trong việc kết nối. Vì vậy, việc các ISP tập trung phát triển công nghệ mới, tối ưu dịch vụ là một hướng đi chắc chắn và hiệu quả so với cách làm "chụp giật" vốn tồn tại tại nhiều nhà cung cấp dịch vụ trong thời gian vừa qua.

Với cách làm chậm mà chắc, các ISP với phương thức triển khai bài bản, chú trọng đến chất lượng như nhà cung cấp CMCTI sẽ sớm được đón nhận bởi người tiêu dùng vốn đang ngày càng khắt khe hơn về chất lượng đường truyền Internet.