Hướng dẫn lắp đặt tủ điện

Việc thiết kế bố trí thiết bị trên tủ điện hợp lý, đúng cách sẽ làm cho tủ điện giảm ảnh hưởng độ nhiễu giữa các thiết bị, tiết kiệm dây dẫn điện, tăng tính thẩm mỹ, tăng tuổi thọ các thiết bị và vận hành ổn định hơn..

TU DIEN CONG NGHIEP

Sắp xếp thiết bị được phân thành từng nhóm như sau:

  • Nhóm thiết bị điều khiển hay đặt cùng nhau, góc phía trên ( Các rơ le bảo vệ, rơ le trung gian, bộ điều khiển, cảm biến).
  • Nhóm khí cụ điện đóng cắt đặt cùng 1 hàng phía dưới (Aptomat, Contactor, khởi động từ.)
  • Aptomat tổng (Cấp nguồn cho hệ thống) đặt ở trung tâm tủ điện (hoặc đặt ở góc cao bên trái) sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành, thao tác.
  • Cầu đấu đặt ở phía dưới cùng để thuận tiện cho quá trình đấu dây vào / ra tủ điện

5. Đấu dây dẫn điện.

SUA CHUA TU DIEN CONG NGHIEP

  • Dây dẫn giữa các thiết bị điện cần được kết nối một cách khoa học, gọn gàng.
  • Đầu cốt phải được phân màu (đỏ, vàng, xanh, đen …) và được đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa sau này.
  • Dây tín hiệu và dây mạch lực nên được đi trong các ống ghen riêng biệt, càng xa nhau càng tốt.
  • Với dây tín hiệu có độ nhạy cao (dây dẫn encoder, dây truyền thông …) thì phải có vỏ bọc chống nhiễu.
  • Nên đấu dây phần mạch động lực trước sau đó mới tới dây phần điều khiển
  • Dây điều khiên và dây mạch lực phải đi vuông góc nhau và tuân  theo tiêu chuẩn sau (Như hình vẽ)

Nguyên tắc đấu dây tủ điện công nghiệp

6. Cấp nguồn, chạy không tải.

SUA CHUA TU DIEN

Sau khi đã hoàn tất việc đấu dây, ta cần kiểm tra kỹ lại hệ thống trước khi cấp nguồn điện cho tủ điện công nghiệp. Khi cấp nguồn, để cho tủ điện làm việc không tải nhằm phát hiện các sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện.

Nguồn: codientrangan.com