Hệ thống RFID

Radio Frequency Identification (RFID) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Hai thiết bị này hoạt động thu phát sóng điện từ cùng tần số với nhau. Các tần số thường được sử dụng trong hệ thống RFID là 125Khz hoặc 900Mhz

1. Cấu tạo

Một thiết bị hay một hệ thống RFID được cấu tạo bởi hai thành phần chính là thiết bị đọc ( reader) và thiết bị phát mã RFID có gắn chip hay còn gọi là tag. Thiết bị đọc được gắn antenna để thu- phát sóng điện từ, thiết bị phát mã RFID tag được gắn với vật cần nhận dạng, mỗi thiết bi RFID tag chứa một mã số nhất định và không trùng lặp nhau.

Nguyên lý hoạt động:

[​IMG]

Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định, khi thiết bị RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID Reader biết mã số của mình. Từ đó thiết bị RFID reader nhận biết được tag nào đang trong vùng hoạt động.

[​IMG]

Một loại thẻ chip RFID phổ biến

2. Độ bảo mật và tin cậy

Thẻ chip (tag) RFID chứ rất nhiều mã nhận dạng khác nhau, thông thường là 32bit tương ứng với hơn 4 tỷ mã số khác nhau. Ngoài ra khi xuất xưởng mỗi thẻ chip RFID được gán một mã số khác nhau . Do vậy khi một vật được gắn chip RFID thì khả năng nhận dạng nhầm vật đó với 1 thẻ chip RFID khác là rất thấp, xác suất là 1 phần 4 tỷ.

Với ưu điểm về mặt công nghệ như vậy nên sự bảo mật và độ an toàn của các thiết bị ứng công nghệ RFID là rất cao.

3. Ứng dụng

Ứng dụng tiêu biểu nhất của công nghệ này là chống mất trộm hàng hóa trong siêu thị. Thiết bị chip RFID (tag) được gắn với các hàng hóa trong đó. Thiết bị Reader và antenna được gắn bên ngoài cửa kiểm soát. Nếu một đồ vật chưa được tháo chip đi qua cửa kiểm soát thì thiết bị Reader dễ dàng nhận dạng thấy và phát cảnh bảo.

Một ứng dụng khác cũng được áp dụng công nghệ này mang đến lợi ích rất lớn là ứng dụng trong việc sản xuất khóa chống trộm xe máy. Việc áp dụng công nghệ RFID vào khóa chống trộm này sẽ làm cho những tên trộm gian manh nhất cũng phải bó tay.