Cơ sở thí nghiệm khang trang của Khoa CNKT Điện Điện tử tại cơ sở ĐH Đông Á mới

Vậy là đã 3 tháng kể từ ngày trường ĐH Đông Á chuyển về cơ sở mới 33 Xô Viết Nghệ Tĩnh, một cơ sở mới to đẹp hơn, khang trang hơn và đổi mới từng ngày. Hòa cùng sự đổi mới đó, Khoa CNKT Điện Điện tử cũng có một cơ sở thí nghiệm mới khang trang hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thí nghiệm, thực hành của sinh viên với chương trình đào tạo theo hướng thực hành thực tiễn.

Để có được cơ sở như thế, các giảng viên và sinh viên đã sử dụng các thiết bị sẵn có, đề xuất thêm cũng như hợp tác liên kết với doanh nghiệp để chuyển giao các board mạch, trang bị mới về khoa.

Những nét nổi bật của Cơ sở thí nghiệm mới Khoa CNKT Điện Điện tử như sau:

1. Phòng Thí nghiệm Lý thuyết mạch và Đo lường điện:

Bao gồm các bảng mạch chứa các linh kiện điện cơ bản như cầu dao, cầu chì, bóng đèn, công tắc, nút nhấn, aptomat, chuông, thiết bị báo hiệu, báo cháy, điện trở, cuộn cảm, tụ điện và các dụng cụ đo lường.

Phòng có chức năng giúp sinh viên thực hành, thí nghiệm, vận dụng các kiến thức cơ bản để lắp mạch, đo đạc thông số và kiểm chứng các lý thuyết điện đã học.

Các thiết bị Thí nghiệm Lý thuyết mạch và Đo lường điện

Tủ điện tổng và tủ điều khiển

2. Phòng Thực hành Điều khiển thủy lực khí nén:

Bao gồm các bảng chứa pít tông, ống khí nén, công tắc hành trình, domino và các dây điều khiển, giúp SV thí nghiệm điều khiển bằng khí nén, vốn được sử dụng nhiều trong các thiết bị công nghiệp và điều khiển hiện nay.

Bảng Thực hành điều khiển thủy lực khí nén

3. Phòng Thí nghiệm vi xử lý - vi điều khiển:

Bao gồm các board mạch chứa vi điều khiển và các thiết bị ngoại vi khác như màn hình LCD, nút bấm, nguồn, LED 7 đoạn, bàn phím số và liên kết máy tính để các SV thực hành lập trình vi xử lý - vi điều khiển.

Bên cạnh đó khoa cũng liên kết với các công ty sản xuất board mạch bên Đài Loan đề xuất các board mạch riêng dạng Arduino để sinh viên có thể tự do phát huy sự sáng tạo trong điều khiển của mình như chế tạo các thiết bị điều khiển từ xa, điều khiển bằng SMS, mô hình xe hay máy bay... trong tương lai

Phòng Thí nghiệm Vi xử lý - Vi điều khiển

Một trong số 20 board mạch của NUVOTON - Đài Loan chuyển giao cho Khoa CNKT Điện Điện tử

4. Phòng Thực hành cơ khí và Máy điện:

Bao gồm các thiết bị máy điện như máy biến áp, động cơ điện và máy phát điện. Sinh viên tham gia quấn dây, lắp ráp các máy điện và có thể sửa chữa một số máy điện thông dụng như quạt điện, máy biến áp tại phòng thí nghiệm này.

Bên cạnh đó, phòng cũng có các dụng cụ, thiết bị cơ khí như máy khoan, máy mài, máy cắt, eto, cờ lê, vít, kéo... để gia công các bộ phận cơ khí, vốn là thành phần không thể thiếu trong toàn mô hình thiết bị tự động hay điện tử.

Thiết bị thực hành máy điện

Phòng thực hành cơ khí

5. Phòng Thí nghiệm Hệ thống điện và Trang bị điện:

Bao gồm các mô hình mạch của các thiết bị điện, trang bị điện, hệ thống điện thông thường như điều hòa, máy điện, tủ lạnh, trạm phân phối điện, trạm biến áp.... giúp sinh viên nắm rõ sơ đồ nguyên lý cũng như mô hình và cách vận hành của các thiết bị, trạm điện trong thực tế

Phòng Thí nghiệm Hệ thống điện và Trang bị điện:

6. Phòng Thực hành Điều khiển logic - PLC:

Bao gồm các máy tính và bộ Thí nghiệm Điều khiển logic - PLC, giúp sinh viên thực hành điều khiển nhận các thông số từ cảm biến và xuất lệnh điều khiển qua PLC, vốn được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống công nghiệp cũng như các đồ án tốt nghiệp liên quan đến điều khiển tự động sau này.

Phòng Thực hành Điều khiển logic - PLC

Ngoài ra các đồ án tốt nghiệp xuất sắc cũng được lưu lại ở phòng thí nghiệm để các sinh viên tham quan, học tập, tự tay lập trình và điều khiển các đồ án đó.

Đồ án Phân loại sản phầm bằng cánh tay robot và Xe tự cân bằng đợt bảo vệ tháng 6/2016

Để có được một cơ sở như vậy là có công sức của các bạn sinh viên, các giảng viên. Hy vọng trong thời gian tới, cơ sở sẽ phát huy vai trò của nó, giúp cho việc thực hành, phát huy tính sáng tạo và tăng cường kiến thức thực tiễn cho sinh viên khoa CNKT Điện Điện tử