Ba lưu ý khi lắp đặt hệ thống điện thoại và mạng CNTT

Trên thị trường hiện có nhiều thương hiệu điện thoai khác nhau như Panasonic, siemens, LG…không dây, có dây, kỹ thuật số, điện thoại để bàn, điện thoại IP. Nhưng làm thế nào để có được một hệ thống mạng công nghệ thông tin và tổng đài điện thoại hiệu quả nhất? Với kinh nghiệm thi công hàng ngàn công trình, Vân Chung đã đưa ra 3 giải pháp lưu ý khi lắp đặt hệ thống này cho các doanh nghiệp.

Khách hàng nên chọn nhà cung cấp có uy tín khi lắp đặt điện thoại và mạng CNTT.

Thứ nhất: Nhà tư vấn thiết kế hệ thống

Khi có nhu cầu lắp đặt hệ thống, khách hàng sẽ phải cung cấp đầy đủ yêu cầu của mình cho đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu nhà tư vấn thiết kế không có đủ năng lực, họ sẽ không thấm nhuần được mong muốn. Đặc biệt, nếu họ còn không hiểu gì về lĩnh vực này, họ sẽ tìm hiểu thông tin qua các đơn vị khác, khi đó họ không thể có giải pháp tối ưu hoặc sẽ có khả năng tư vấn những sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về tính năng, không đảm bảo chất lượng của hệ thống mạng và thiết bị. Tiền mất tật mạng, cái mà khách hàng thu lại được là một hệ thống hoạt động không ổn định, chập chờn với những tính năng cái thừa, cái thiếu không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Đến những đơn vị chuyên nghiệp có chuyên môn tốt, làm hàng ngày đôi khi vẫn phải mở tài liệu ra để nghiên cứu xem sản phẩm nào đáp ứng được yêu cầu của từng khách hàng. Vậy những đơn vị không có chuyên môn thì sao? Do đó hiện nay đang xảy ra tình trạng chuyên đi “mua Mecedec để đi chở hàng”. Hoặc bỏ tiền mua Mecedec lại chỉ được xe Dewoo, lãng phí không biết bao nhiêu mà kể.

Thứ hai: Nhà cung cấp sản phẩm là vật liệu mạng, thiết bị và dịch vụ lắp đặt cấu hình hệ thống

Cùng một yêu cầu của nhà tư vấn thiết kế, có rất nhiều sản phẩm có thể đáp ứng được yêu cầu. Đối với phần mềm quản lý cước phí điện thoại cũng vậy, nếu quý khách cần free, có thể liên hệ với Vân Chung sẽ có những phần mềm tặng miễn phí với hình thức giao diện không thay đổi. Với dây mạng, loại rẻ tiền chỉ có giá bằng 30% loại tốt. Tốt hay không tốt nó là do nhà sản xuất, thương hiệu sản phẩm, phẩm chất dây, chất lượng đồng... Còn với thiết bị, khách hàng có thể nhìn thấy cả bộ thiết bị có dán tem đầy đủ, có thể kiểm tra tín hiệu, nhưng đâu có chuyên môn mà biết được trong đó có bao nhiêu thứ trong ruột, có thể có những thứ đã được “chạy thử” năm mười năm rồi. Đáng tiếc hơn là việc không sử dụng tối đa tính năng thiết bị. Mỗi thiết bị nhà sản xuất luôn sẵn sàng cho nó hàng trăm tính năng khác nhau, rất linh hoạt, uyển chuyển với những quyển tài liệu lập trình dầy cộp, những phần mềm chuyên nghiệp. Đơn vị cung cấp thiết bị có biết cũng không nói cho khách hàng, vì khách hàng không yêu cầu. Hơn nữa có những đơn vị cung cấp thiết bị không hiểu biết về sản phẩm, chỉ cài đặt và hướng dẫn được cho khách hàng những tính năng tối thiểu.

Thứ ba: phần dịch vụ sau bán hàng, bảo hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống.

Bất cứ một hệ thống điện tử nào cũng chịu tác động chi phối không nhỏ của môi trường, người sử dụng và sự thay đổi do nhu cầu sử dụng thay đổi. Do đó, nếu nhà cung cấp không đáp ứng được yêu cầu này một cách nhanh gọn thường xuyên chuyên nghiệp, hệ thống sẽ không đáp ứng được yêu cầu liên tục 24/24. Theo Vân Chung nên tìm đơn vị nào có nhiều cán bộ kỹ thuật, có thể hỏi tư vấn hoặc bạn bè để tìm được đơn vị cung cấp dịch vụ sản phẩm tốt cho mình. Để cạnh tranh cần phải giảm chi phí, chi phí thời gian mua, chi phí tiền bạc bỏ ra mua sắm thiết bị, chi phí trong quá trình sử dụng Năm 2007, Vân Chung có gần 10.000 đơn hàng, trong đó hơn 3.000 hợp đồng là ký với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các bộ ban ngành trong cả nước. Hoạt động với mong muốn chỉ là có lợi nhuận để phát triển để phục vụ khách hàng tốt hơn nữa.

Nguồn bài viết: http://thegioitinhoc.vn/kinh-nghiem-xai-may-tinh/763-ba-luu-y-khi-lap-dat-he-thong-dien-thoai-va-mang-cntt.html#ixzz3fBux3NGQ

Link gốc: http://thegioitinhoc.vn