Giới thiệu

 

Trường Đại Học Đông Á được thành lập đầu tiên năm 2002 với tên gọi đầu tiên là Trường Trung cấp Công Kỹ Nghệ Đông Á, lúc đó Khoa được mang tên Khoa Kỹ thuật Điện, trải qua 4 năm xây dựng và giảng dạy, năm 2006 trường đã phát triển thành trường Cao đẳng Đông Á . Vào ngày 26/06/2009 Bộ GDĐT cho phép mở mã Ngành CNKT Đ-ĐT theo Quyết định số 4330/QĐ/BGD-ĐT ngày 26/06/2009 và bắt đầu đào tạo Ngành CNKT Đ-ĐT hệ ĐH chính quy khoá đầu tiên 2009-2013.

Ban đầu Ngành CNKT Đ-ĐT nằm trong Khoa CNKT Đ-ĐT theo Quyết định số 21/QĐ-ĐHĐA ngày 01 tháng 07 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường ĐHĐA. Sau đó, nhà trường có Quyết định số 237/QĐ-ĐHĐA ngày 12 tháng 7 năm 2017 về việc đổi tên Khoa Kỹ thuật Đ-ĐT thành Khoa Kỹ thuật Điện và Ô tô, cũng trong thời gian này, ngành CNKT Điều khiển và Tự động hóa cũng được mở và cũng trực thuộc Khoa Kỹ thuật Điện và Ô tô.

Đến tháng 07/2020, Ban Giám hiệu Trường ĐHĐA đã thống nhất chủ trương đa dạng hóa loại hình đào tạo nhằm phù hợp với yêu cầu khách quan và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương trong khu vực. Trên cơ sở đó, Ngành CNKT Ô tô được tách ra và trực thuộc Khoa Ô Tô theo Quyết định thành lập số 21/QĐ-ĐHĐA ngày 16/03/2020. Cũng trong Quyết định đó, Ban Giám hiệu nhà trường thành lập Khoa Đ-ĐT bao gồm 2 ngành: CNKT Đ-ĐT và CNKT Điều khiển - Tự động hóa. Đến ngày 27/11/2023, Ban giám hiệu có quyết định số 2319/QĐ-ĐHĐA-HCNS giao cho Khoa Điện - Điện tử đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo

Sứ mệnh của Khoa Điện-Điện tử  là đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Điện - Điện tử, Trí tuệ nhận tạo và Tự động hóa có phẩm chất và năng lực tốt; có khả năng ứng dụng, triển khai các giải pháp kỹ thuật đáp ứng yêu cầu xã hội; giúp người học xây dựng nền tảng sự nghiệp vững chắc, góp phần vào sự phát triển của xã hội.

Tầm nhìn của Khoa Điện – Điện tử trường Đại học Đông Á là sẽ trở thành một trong những đơn vị đào tạo, chuyển giao công nghệ và nghiên cứu ứng dụng có uy tín cao trong lĩnh vực Điện – Điện tử - Tự động hóa ở tầm quốc gia và khu vực Đông Nam Á.

Từ đó đến nay, Khoa đã đào tạo hơn 2500 sinh viên ra trường, đã góp phần tạo nguồn nhân lực, cán bộ kỹ thuật cho Khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.

Bên cạnh đó khoa Điện - Điện tử còn tự hào với đội ngũ giảng viên trẻ, năng động, luôn phát huy tinh thần học hỏi nghiên cứu, cơ sở vật chất hiện đại. 

Thực hành với các thiết bị tại phòng thực hành Điện

 

Một trong số 20 board mạch của NUVOTON - Đài Loan chuyển giao cho Khoa CNKT Điện Điện tử

Phòng thí nghiệm PLC hiện đại nhất các trường ĐH miền Trung

 

SV khóa 15 Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV

Cùng với sự phát triển của Nhà trường, các cán bộ giảng viên không chỉ có trình độ chuyên môn, tốt về giảng dạy, chăm sóc và tư vấn đầy đủ cho sinh viên. Họ còn không ngừng học tập nâng cao kiến thức, tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, định hướng nghiên cứu sinh để đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng của Nhà trường, sinh viên và xã hội.

Bằng các giáo viên giàu sức trẻ nhiệt tình, dám nghĩ dám làm, khoa Điện - Điện tử đã tạo được chỗ đứng vững chắc, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp hợp tác, và uy tín với nhiều thế hệ sinh viên, đào tạo được một nguồn cán bộ kỹ thuật điện đáng kể cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên giỏi không chỉ về chuyên môn, tay nghề mà cả kỹ năng, ngoại ngữ và tin học.

SV khóa 17 kiến tập tại nhà máy bia Heineken Đà Nẵng

 

Kỹ sư nhà máy bia Heineken hướng dẫn quy định an toàn cho SV

Trong thời đại công nghệ luôn luôn đổi mới và phát triển nhanh chóng, mục tiêu của khoa Điện - Điện tử luôn hướng tới chất lượng tốt nhất, luôn cải tiến và nâng cấp chương trình đào tạo gắn lý thuyết với thực tiễn, thích ứng với nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước. Hàng năm, các sinh viên của Khoa đều có khoảng thời gian thực tập có lương tại doanh nghiệp. Tại đó sinh viên không chỉ học sử dụng những kiến thức đã học vào thực tế, tham gia làm việc thực thụ như một công nhân mà còn được phía doanh nghiệp cam kết sẽ giữ lại nếu Sinh viên nào làm việc tốt, hiệu quả sau khi tốt nghiệp ra trường và hưởng lương tương xứng, không cần đào tạo lại.

Lễ ký kết trao đổi sinh viên quốc tế với Hàn Quốc 2020

 

SV Khoa Điện - Điện tử và SV Nhật Bản, Đài Loan  trong chương trình trao đổi SV quốc tế 2020

Nhà trường, Khoa cũng luôn cải tiến chương trình đào tạo, sao cho SV từ khi vào học tập tại Khoa, mỗi năm sinh viên phải xuống doanh nghiệp thông qua các buổi Kiến Tập, Thực tập xưởng điện, Thực tập công nhân, Thực tập tốt nghiệp và đặt biệt trong quá trình học SV sẽ được tham gia các Câu Lạc Bộ của ngành (Lắp ráp mô hình mạch điều khiển, sáng tạo Robot), trước khi tốt nghiệp ra trường mỗi SV phải làm đồ án ứng dụng thực tiễn (Sản phẩm Khoa Học) tạo cơ hội và điều kiện để sinh viên từ đó sinh viên tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm để có một hành trang tốt bước vào đời.

Hoạt động từ thiện 2019

 

Đội tuyển lái xe sinh thái 2015

SV Hồ Nhật Nam đạt giải cuộc thi  “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2018 do VIFOTEC tổ chức

 

Hoạt động thể thao chào tân sinh viên 2019

Hơn thế nữa, sinh viên của khoa Điện-Điện tử còn tham gia rất nhiều các hoạt động ngoại khóa như các hội trại nhân ngày lễ lớn 30/4 và 19/5, các hoạt động vì cộng đồng, các hoạt động ủng hộ người nghèo, vì biển đảo quê hương hay các buổi văn nghệ mừng năm mới, mừng 20/11…

Với mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đào tạo và từng bước hòa nhập vào xu hướng giáo dục đào tạo của các trường Đại học trong khu vực và trên thế giới, tập thể khoa Điện - Điện tử luôn đi tắt đón đầu, chủ động liên hệ và hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trong và ngoài nước để cải tiến chương trình đào tạo theo hướng thực tế, nâng cao tay nghề làm việc cho sinh viên.

Ký kết hợp tác đào tạo và internship cho SV ngành CNKT Điện Điện tử

 

SV Khóa 2015 trúng tuyển chương trình intership tại Shizouka - Nhật Bản

Các nhiệm vụ của Khoa CNKT Điện Điện tử bao gồm:

1. Đào tạo và giảng dạy

  • Triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy các chuyên ngành Điện Điện tử
  • Lập kế hoạch xây dựng và phát triển chiến lược của Khoa;
  • Xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo ngành Điện Điện tử và các chuyên ngành thuộc ngành Điện Điện tử;
  • Cụ thể hóa mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo của nhà trường cho từng chuyên ngành trong Khoa;
  • Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học của các chuyên ngành thuộc ngành Điện Điện tử;
  • Quản lý, lưu trữ kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;
  • Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập - hiện đang áp dụng phương pháp dạy và học tích cực; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy- học, thực hành;
  • Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học do Hiệu trưởng giao;
  • Triển khai nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm giúp sinh viên hiểu biết thêm thực tế và nắm được các kỹ năng cần thiết sau khi ra trường, như: thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp, sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện hè, ...

2. Nghiên cứu khoa học

  • Thông báo và triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ của Bộ và các cơ quan nhà nước khác;
  • Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học của Khoa;
  • Triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp theo quy định của trường.

3. Quản lý nguồn nhân lực

  • Quản lý giảng viên, cán bộ và sinh viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;
  • Xây dựng kế hoạch nhân sự của Khoa, tham gia vào công tác tuyển dụng, đảm bảo nhân sự được tuyển dụng phù hợp với yêu cầu của Khoa;
  • Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển đội ngũ giảng viên kế cận;
  • Phối hợp đánh giá công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy;
  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên, cán bộ và sinh viên; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ của Khoa;
  • Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của Khoa;
  • Quan hệ với các đơn vị và cá nhân ngoài Trường theo đúng quy định hiện hành của pháp luật nhằm phục vụ thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Khoa.