Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời

Để hiểu được sự kinh tế của việc lắp đặt một hệ thống điện năng lượng mặt trời, điều quan trọng là bạn phải xác định lượng điện bạn tiêu thụ trong một năm...

1. Nhu cầu sử dụng điện (kWh) và tỷ lệ tiết kiệm mong muốn?

Để hiểu được sự kinh tế của việc lắp đặt một hệ thống điện năng lượng mặt trời, điều quan trọng là bạn phải xác định lượng điện bạn tiêu thụ trong một năm. Đơn giản, bạn chỉ cần kiểm tra hoá đơn tiền điện trong các tháng để từ đó xác định bình quân nhu cầu sử dụng. Thông thường các tháng nắng sẽ cho sản lượng nhiều hơn những tháng mưa. Một hệ thống PV phù hợp có tỷ lệ lựa chọn mức công suất sản sinh đủ để cắt giảm điện tiêu thụ ở mức cao.

Mẹo: trước khi Bộ Tài Chính thông qua hợp đồng mua bán điện dự kiến cuối năm 2018, nên ưu tiên đầu tư điện mặt trời nếu bạn có nhu cầu sử dụng nhiều vào ban ngày. Còn khách hàng có nhu cầu nhưng sử dụng nhiều vào ban đêm thì nên xem xét đầu tư với ngân sách cho phép, và đầu tư với sản lượng từ PV khoảng 70% so với nhu cầu điện năng.

Cân đối nhu cầu tải trong việc thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời

Cân đối nhu cầu tải và sản lượng từ PV để hiệu quả về kinh tế.

Hệ pin mặt trời hiệu quả sẽ cân đối giữa sản lượng điện PV tạo ra và tải tiêu thụ.

2. Xác định không gian diện tích khả dụng

Để xác định có bao nhiêu tấm pin mặt trời có thể sử dụng, điều quan trọng là bạn phải biết không gian mái nhà bạn có đủ đáp ứng về diện tích và khả năng xây lắp. Căn cứ vào kích thước ngôi nhà của bạn, vẽ một sơ đồ mái nhà của bạn trên một mảnh giấy, xác định phương hướng cụ thể. Nếu bạn muốn kỹ thuật hơn, bạn có thể sử dụng công cụ miễn phí Google SketchUp hoặc chương trình AutoCAD. Hoặc liên hệ đơn vị tư vấn chuyên môn để tính toán chính xác, hợp lý.

Mẹo: thông thường 1kWp pin mặt trời cần từ 7-8m2 diện tích mặt bằng bao gồm không gian bảo dưỡng, khoảng cách giữa các dãy. Các tấm pin sẽ lắp về hướng Nam để tối ưu về sản lượng…

Phân tích khoảng cách và hướng đổ bóng giữa các tấm pin và đối tượng khác.

3. Tính toán lượng năng lượng từ hệ thống pin năng lượng mặt trời có thể tạo ra

Bạn có thể tham khảo Trang web của NREL (Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia US) để biết số liệu thống kê về dữ liệu bức xạ mặt trời từ đó tính toán ước tính sản lượng. Bạn cũng có thể sử dụng máy tính năng lượng mặt trời của PV Watts hoặc sử dụng phần mềm chuyên dụng như PVSYST (nên để đơn vị có chuyên môn tính toán cho bạn) để có dự báo sản lượng tương đối cho 12 tháng.

Mẹo: đối khu vực TP.HCM hệ pin mặt trời 1kWp nếu lắp đặt đúng chuẩn sẽ tạo ra trung bình 4-4.5 kWh/ngày. Cân đối lượng điện tạo ra từ hệ PV và sử dụng hết lượng điện này là tối ưu nhất.

Biểu đồ tính toán sản lượng điện mặt trời của từng tháng của 1 hệ 3,3kWp

4. Vấn đề về bóng che và sản lượng

Nếu có những chướng ngại vật như cây cối hoặc tòa nhà trong vùng lân cận mái nhà của bạn có thể tạo bóng râm, bạn cần phải cẩn thận. Bóng đổ có thể làm giảm đầu ra của hệ thống của bạn và cũng có thể làm hỏng các pin mặt trời. Bóng đổ dù là vị trí nhỏ trên tấm pin cũng sẽ làm ảnh hưởng hiệu suất không chỉ tấm pin đó mà cả một chuổi các pin nối tiếp. Bạn có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng để phân tích độ bóng chi tiết, khoảng cách bố trí các tấm pin.

Mẹo: nên tìm hiểu và đề nghị đơn vị lắp đặt phân tích rõ vấn đề che bóng và độ giảm xác định mức hiệu quả của hệ thống.

Tính toán góc, khoảng cách phù hợp để đạt hiệu suất cao nhất bằng phần mềm chuyên dụng.

Cẩn thận vị trí che bóng dù là 1 góc nhỏ cũng làm giảm sản lượng điện.

5. Chọn tấm pin năng lượng mặt trời thích hợp

Có hàng trăm tấm pin năng lượng mặt trời khác nhau trên thị trường, xác định loại nào (poly/ mono/ perc/ Twin/ double glass…) là phù hợp hoàn hảo cho bạn có thể phức tạp. Xin lưu ý, việc lựa chọn tấm pin mặt trời cần phù hợp với thông số biến tần điện áp và dòng điện đầu ra. Những khác biệt khác, chẳng hạn như màu sắc và giới hạn tài chính cũng có thể là một yếu tố.

Mẹo: nên xem xét lựa chọn thương hiệu nhà sản xuất uy tín trong Tier 1, thời gian bảo hành, hiệu suất tấm pin, giá cả. Đa số dự án solar ở Viet nam lựa chọn loại Poly, Perc, hoặc Mono.Tham khảo thêm bài viết bên dưới.

Top 10 nhà sản xuất tấm pin hàng đầu: https://vietcotek.vn/solar/top-10-nha-san-xuat-tam-pin-nang-luong-mat-troi-hang-dau-the-gioi/

Bảo hành tấm pin năng lượng 25 năm: https://vietcotek.vn/solar/bao-hanh-tam-pin-nang-luong-mat-troi-25-nam/

6. Chọn công nghệ biến tần

Tương tự như việc lựa chọn tấm pin năng lượng mặt trời, việc chọn một biến tần trong số nhiều hiện có là không dễ dàng. Hãy xem xét công nghệ phù hợp như biến tần chuỗi/ biến tần trung tâm/ biến tần tối ưu DC. Để chọn biến tần phù hợp cần xem xét mục đích của phương án đầu tư (cần hiệu suất cao?, giải pháp giám sát an toàn?, chi phí tốt?, thương hiệu xuất xứ?!…).

Mẹo: cân nhắc các mục sau: Chất lượng & Độ tin cậy/ Dịch vụ & hỗ trợ/ Sự bảo đảm/ Tính năng, đặc điểm/ Hệ thống Giám sát/ Giá bán.

Một số thương hiệu biến tần solar có thể cân nhắc

7. Chọn hệ phụ kiện khung cơ khí gắn

Hãy nhớ rằng 10% đến 25% tổng chi phí sẽ là hệ thống khung phụ kiện cơ khí. Hãy chú ý và dành thời gian của bạn để quyết định hệ thống kệ nào là phù hợp nhất cho ngân sách của bạn và cho mái nhà của bạn. Hệ thống sẽ kéo dài ít nhất 20 năm và nó là một trong những thành phần chính vì nó bảo vệ cả mái nhà và các tấm pin mặt trời. Một sai lầm nhỏ có thể làm hỏng mái nhà hoặc làm tổn thương người hoặc tài sản.

Kiểu khung nhôm lắp đặt trên mái ngói

Kiểu khung nhôm lắp đặt trên mái tôn

8. Vật tư cáp điện PV, thành phần không thể thiếu

Một số công trình không chú trọng chọn loại cáp điện DC chuyên dụng cho hệ thống điện mặt trời. Vấn đề này rất quan trọng, bạn nên cân nhắc vì hệ thống cáp PV DC sẽ phải chịu điện áp rất cao ví dụ 280 – 510V và dòng điện lên tới 10A khả năng phóng điện cao. Mặc khác, cáp DC sẽ lắp đặt ngoài trời trong suốt 25 năm cần phải chịu tia UV, chịu nhiệt, chống oxi hoá để tiếp xúc điện tốt…

Mẹo: sử dụng loại cáp DC chuyên dụng 2 lớp XLPE chịu được 1000V/1500V DC, thoả tiêu chuẩn IEC, chứng nhận TUV hoặc UL. Ngoài ra sử dụng phụ kiện đầu nối T4, MC4 để kết nối các điểm, các hộp đấu nối phải sử dụng loại chống cháy, lưu ý không nối dây cáp sơ xài quấn băng keo điện nên sử dụng terminal chuyên dụng chịu điện áp cao.

Những lưu ý khi lắp đặt

Thông số điện của biến tần 3KW mà cáp PV cần phải đáp ứng.

9. Chọn nhà thầu, đơn vị tư vấn thi công

Nhà thầu chuyên nghiệp sẽ cung cấp cho bạn nhiều phương án giải pháp tối ưu đúng với nhu cầu của bạn. Kèm theo nhà thầu uy tín lâu năm sẽ có dịch vụ lắp đặt đúng kỹ thuật, an toàn, bảo hành, bảo dưỡng kèm theo sẽ giúp khách hàng an tâm khi đầu tư một hệ thống điện mặt trời có giá trị cao.